Nước Súc Miệng Thảo Mộc Tả Phìn Hồ Saman

Viện Y học bản địa Việt Nam

Báo cáo viên: Bs RHM/YHCT Hoàng Đôn Hoà

Liên hệ: 0889999466

Link sản phẩmhttps://yhocbandia.com/san-pham/nuoc-suc-mieng-thao-moc-ta-phin-ho-saman-html/

 

Phân tích tác dụng phòng – ngừa ung thư tế bào vảy của các thành phần thảo dược cấu tạo nên Nước súc miệng Tả Phìn Hồ SAMAN – nghiên cứu bởi Viện Y học bản địa Việt Nam

 

CÁC BỆNH RĂNG MIỆNG THƯỜNG GẶP

SÂU RĂNG

Sâu răng là do các axit sinh ra bởi vi khuẩn trong mảng bám răng. Mảng bám răng, ban đầu, là một màng mỏng chứa vi khuẩn, mucin, tế bào biểu mô chết, và mảnh vụn thức ăn phát triển trên bề mặt răng trong vòng 24 giờ sau khi răng được làm sạch. Streptococcus mutans là nhóm vi khuẩn có liên quan, chúng phát triển trong mảng bám và có thể gây sâu răng. Một số chủng vi khuẩn gây sâu răng mạnh hơn các chủng khác. Cuối cùng (thông thường, sau 72 giờ), mảng bám khoáng hóa mềm, chủ yếu là với canxi, phosphat, và các khoáng chất khác, trở thành cao răng (mảng bám cứng hoặc vôi răng), không thể dễ dàng loại bỏ bằng bàn chải đánh răng.

 

Viêm lợi

2.1 Viêm lợi do mảng bám

Hầu như tất cả viêm lợi là do mảng bám gây ra. Mảng khoáng hóa là sự lắng đọng của vi khuẩn, bã thức ăn, nước bọt và chất nhầy với canxi và muối phosphate. Vệ sinh răng miệng kém tạo điều kiện cho mảng bám tích tụ giữa lợi và răng; tức là viêm lợi không xảy ra ở những nơi không có răng. Sự kích thích do mảng bám đi sâu quá rãnh lợi bình thường, tạo ra túi lợi. Các túi này chứa vi khuẩn có thể gây viêm lợi và sâu chân răng. Các yếu tố tại chỗ khác, chẳng hạn như sai khớp cắn, cao răng, dắt thức ăn, phục hình bị lỗi và khô miệng, đóng một vai trò thứ yếu.

Viêm lợi do mảng bám có thể lắng xuống hoặc bùng phát hơn do thay đổi hoóc môn, rối loạn hệ thống, do thuốc hoặc suy dinh dưỡng.

Sự thay đổi hormone xảy ra ở tuổi dậy thì, trong chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai, và khi mãn kinh hoặc do các thuốc tránh thai đường uống (hoặc dạng tiêm) có thể làm viêm bùng phát.

Các rối loạn hệ thống (ví dụ, tiểu đường, AIDS, thiếu vitamin, bệnh bạch cầu, giảm bạch cầu) có thể ảnh hưởng lên mức độ đáp ứng viêm. Một số bệnh nhân mắc bệnh Crohn có vùng dạng sỏi với phì đại lợi dạng u hạt xảy ra đồng thời với vấn đề đường ruột.

Các thuốc như cyclosporin và nifedipine và thiếu nặng (hiếm gặp ở Mỹ) niacin (gây ra bệnh pellagra) hoặc vitamin C (gây bệnh scobut) có thể gây viêm lợi.

Tiếp xúc với kim loại nặng (ví dụ như chì, bismuth) có thể gây viêm lợi và đường tối màu ở viền lợi.

2.2 Viêm lợi không do mảng bám

Viêm lợi không do mảng bám xảy ra với một tỷ lệ nhỏ. Nguyên nhân bao gồm nhiễm vi khuẩn, virut và nấm, phản ứng dị ứng, chấn thương, rối loạn niêm mạc da (ví dụ như lichen planus, pemphigoid) và các rối loạn về di truyền (ví dụ, u xơ lợi di truyền).

VIÊM QUANH RĂNG

Viêm quanh răng thường phát triển khi viêm lợi, thường có nhiều mảng bám và vôi (sự kết tụ của vi khuẩn, cặn thức ăn, nước bọt và chất nhầy với muối canxi và photphat) bên dưới lợi, chưa được xử lý thích hợp. Trong viêm quanh răng, các túi lợi sâu có thể chứa các vi khuẩn gram âm, chúng gây hại nhiều hơn các vi khuẩn thường có trong viêm lợi. Nó thường liên quan đến A. Aggregatibacter actinomycetemcomitansactinomycetemcomitans, Porphyromonas gingivalis, Eikenella corrodens, và nhiều vi khuẩn gram âm, nhưng nguyên nhân và ảnh hưởng không rõ ràng.

Các sinh vật gây ra sự giải phóng mạn tính các chất trung gian gây viêm, bao gồm cytokine, prostaglandin và các enzym từ bạch cầu trung tính và bạch cầu đơn nhân. Quá trình viêm gây ảnh hưởng đến dây chằng nha chu, lợi, cement, và xương ổ răng. Dần dần lợi mất bám dính với răng, bắt đầu mất xương và túi quanh răng trở nên sâu hơn. Với sự mất xương tiến triển, răng có thể lung lay, và lợi bị tụt. Ở giai đoạn sau, răng di lệch là phổ biến và có thể mất răng

 

HƠI THỞ HÔI

Hơi thở hôi thường là kết quả từ quá trình lên men thực phẩm do vi khuẩn Gram âm hiếm khí trong miệng, tạo ra các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi như hydrogen sulfide và methyl mercaptan. Những vi khuẩn này có thể có mặt trong bệnh nha chu, đặc biệt là khi có loét hoặc hoại tử. Các vi khuẩn gây bệnh nằm sâu trong túi nha chu quanh răng. Ở những bệnh nhân có mô nha chu lành mạnh, những vi khuẩn này có thể sinh sôi ở phía sau mặt lưng lưỡi.

Các yếu tố làm vi khuẩn gây bệnh phát triển quá mức bao gồm: giảm lưu lượng nước bọt (ví dụ, do bệnh lý tuyến mang tai, Hội chứng Sjögren, hoặc sử dụng thuốc chống tiết cholin), tắc tuyến nước bọt, và tăng độ pH nước bọt.

Một số loại thực phẩm hoặc gia vị, sau khi tiêu hóa, giải phóng mùi của chất đó đến phổi; mùi hôi có thể gây khó chịu cho người khác. Ví dụ, mùi tỏi được ghi nhận trong hơi thở bởi những người khác 2 hoặc 3 giờ sau khi ăn, rất lâu sau khi nó không còn trong miệng

ĐẠI CƯƠNG UNG THƯ TẾ BÀO VẢY KHOANG MIỆNG

 

Ung thư khoang miệng thường xuất hiện ở giữa đường viền môi và đường nối của khẩu cái cứng và mềm hoặc phía sau một phần ba của lưỡi. Hơn 95% những người bị ung thư biểu mô tế bào vẩy ở miệng hút thuốc lá, uống rượu hoặc cả hai. Những tổn thương sớm, tự lành lại hiếm khi có triệu chứng; do đó, phòng ngừa bệnh phải đòi hỏi phát hiện sớm bằng cách sàng lọc. Điều trị bằng phẫu thuật, xạ trị, hoặc cả hai, mặc dù phẫu thuật đóng một vai trò lớn hơn trong điều trị hầu hết ung thư khoang miệng. Tỷ lệ sống sót chung 5 năm (tất cả các vị trí và giai đoạn) là > 50%.

 

Các yếu tố nguy cơ chính cho ung thư tế bào biểu mô tế bào vẩy khoang miệng là

  • Hút thuốc (đặc biệt là > 2 bao/ngày)
  • Sử dụng rượu

Rủi ro gia tăng đáng kể khi sử dụng rượu vượt quá 6 oz đối với rượu cất, 15 oz đối với rượu vang, hoặc 36 oz đối với bia/ngày. Sự kết hợp của việc hút thuốc nặng và lạm dụng rượu làm tăng nguy cơ 100 lần ở phụ nữ và 38 lần ở nam giới.

Ung thư biểu mô tế bào vẩy của lưỡi cũng có thể là hậu quả của bất kỳ sự kích ứng mãn tính như sâu răng, lạm dụng thuốc, nước súc miệng, nhai thuốc lá, hoặc nhai trầu không. Vi rút gây u nhú ở người (HPV) ở miệng, thường là do mắc phải qua tiếp xúc giữa miệng và bộ phận sinh dục, có thể có vai trò là nguyên nhân gây ra một số bệnh ung thư miệng; tuy nhiên, chẩn đoán xác định HPV trong ung thư miệng ít hơn nhiều so với ung thư hầu họng và sự hiện diện của vi rút này trong mô bị cắt bỏ không nhất thiết ám chỉ là nguyên nhân đó.

Khoảng 40% các tế bào ung thư biểu mô tế bào vẩy trong khoang miệng bắt đầu trên sàn miệng hoặc trên bề mặt bên và mặt bụng của lưỡi. Khoảng 38% các tế bào ung thư biểu mô tế bào khoang miệng hình thành trên môi dưới; đây thường là các ung thư liên quan đến tiếp xúc ánh sáng mặt trời.

HÌNH ẢNH UNG THƯ TẾ BÀO VẢY NIÊM MẠC MIỆNG

Tiên lượng

Nếu ung thư biểu mô lưỡi khu trú (không có di căn hạch bạch huyết), tỷ lệ sống sót 5 năm là > 75%. Đối với ung thư biểu mô sàn miệng, tỷ lệ sống sót 5 năm là 75%. Sự di căn vào hạch bạch huyết làm giảm tỷ lệ sống sót xuống khoảng một nửa. Đầu tiên di căn thường di chuyển đến các hạch bạch huyết khu vực và sau đó là phổi.

Đối với tổn thương môi dưới, tỷ lệ sống 5 năm là 90% và hiếm khi di căn. Ung thư biểu mô môi trên có xu hướng ác tiến triển nhanh và dễ di căn hơn.

 

ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TẾ BẢO VẢY KHOANG MIỆNG

  • Phẫu thuật, xạ trị sau phẫu thuật hoặc hóa trị liệu là cần thiết

Đối với hầu hết các loại ung thư khoang miệng, phẫu thuật là sự lựa chọn đầu tiên. Xạ trị hoặc hóa xạ trị được bổ sung sau phẫu thuật nếu bệnh tiến triển nặng hơn hoặc có các đặc điểm mô học nguy cơ cao.

Phẫu thuật có vét hạch chọn lọc vùng cổ được chỉ định nếu nguy cơ di căn hạch vượt quá 15 đến 20%. Mặc dù không có sự đồng thuận chắc chắn, nhưng phẫu thuật vét hạch cổ thường được thực hiện cho mọi tổn thương xâm lấn sâu hơn > khoàng 3,5 mm.

Phục hồi chức năng thường quy là biện pháp quan trọng để làm giảm tình trạng khuyết tật vùng miệng sau mổ; bao gồm chuyển vạt tại chỗ, chuyển vạt cuống dời. Liệu pháp nói và nuốt có thể được chỉ định sau phẫu thuật.

Xạ trị là phương pháp điều trị thay thế. Hóa trị không được sử dụng thường xuyên như là liệu pháp chính nhưng được khuyến cáo là liệu pháp bổ trợ cùng với xạ trị ở bệnh nhân có di căn hạch tiến triển.

Điều trị ung thư biểu mô tế bào vẩy của môi là phẫu thuật cắt bỏ kết hợp tái tạo để tối đa hóa chức năng hậu phẫu. Khi những vùng rộng của môi có sự thay đổi dạng tiền ung thư, có thể phẫu thuật cắt bỏ, hoặc laser để hớt bỏ niêm mạc tổn thương. Phẫu thuật Mohs có thể được sử dụng. Sau đó, đề nghị sử dụng kem chống nắng phù hợp.

Dẫn nhập: ung thư niêm mạc miệng là bệnh lý phổ biến trong khoang miệng và việc phòng ngừa bệnh hiện nay chưa được cộng đồng lưu tâm đưa ra giải pháp

Chính vì vậy 3 năm nay Viện Y học bản địa Việt Nam đã âm thầm nghiên cứu và đưa ra sản phẩm đề tài Nsm tả phìn hồ Saman từ những thảo dược quý thu hái tại núi cao tả phìn hồ hà giang kết hợp nhiều vị thuốc kinh điển trong sách cổ đã được khoa học hiện đại mình chứng.

TÁC DỤNG PHÒNG-NGỪA UNG THƯ TẾ BÀO VẢY NIÊM MẠC MIỆNG CỦA NƯỚC SÚC MIỆNG THẢO MỘC TẢ PHÌN HỒ SAMAN

Là sản phẩm đề tài khoa học do Bs Hoàng Sầm – Chủ tịch Viện Y học bản địa Việt Nam làm chủ đề tài

Thành phần cấu tạo:

Ngải tiên, Bạch trà, Cảm lãm diệp, Địa lan voi, Sơn đậu căn, Long não bì, Lá Neem, Bạch hoa xà, Hoàng cầm, Lá đu đủ(ăn quả)…

Công dụng: làm sạch, ngừa sâu răng, kháng viêm lợi, viêm quanh răng, viêm kẽ răng, khử hôi miệng

Đối tượng sử dụng: súc miệng thường quy, người mắc viêm lợi, viêm quanh răng. Người đang nắn chỉnh răng, viêm lợi dậy thì, viêm quanh răng tiểu đường, viêm lợi dậy thì, viêm lợi thai kỳ, viêm lợi trong xạ trị, hoá trị

 

Cơ chế tác dụng phòng – ngừa ung thư tế bào vảy khoang miệng của Nước súc miệng thảo mộc Tả Phìn Hồ SAMAN

 

BACH HOA XÀ –

PLB thúc đẩy quá trình apoptosis và quá trình tự thực của tế bào trong các tế bào TSCC liên quan đến các con đường qua trung gian p38 MAPK- và PI3K/Akt/mTOR với sự đóng góp từ các con đường qua trung gian GSK3β và ROS.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay