Những dấu hiệu bạn có thể tự chẩn đoán bệnh tim

Những dấu hiệu bạn có thể tự chẩn đoán bệnh tim

Bệnh tim mạch đang là mối hiểm hoạ đối với tất cả chúng ta, nó bí mật tiến triển âm thầm trong trái tim chúng ta như một tên gián điệp, đến một ngày nào đó, khi tác hại của nó phát tiết mạnh thì chúng ta mới phát hiện được, và lúc đó các thầy thuốc dù có chẩn đoán đúng và các phương tiện điều trị mặc dù có hiện đại cũng chỉ là chứng tỏ cho sự phát triển của khoa học công nghệ mà thôi, còn bệnh nhân thường phải chi phí rất tốn kém mà mạng sống đôi khi cũng chỉ là may rủi.

Bệnh Tim thường có những dấu hiệu nhận biết

Bệnh Tim thường có nhiều dấu hiệu kèm theo dễ nhận biết

Mỗi chúng ta một ngày nào đó cũng có thể là một bệnh nhân bị bệnh tim mạch. Tất cả chúng ta không muốn như vậy! Chúng ta có thể tránh được không?, chúng tôi nghĩ là có thể được và các quí vị có thể hỏi là bằng cách nào?. Chúng tôi xin giúp đỡ bằng cách phát hiện thật sớm tên gián điệp kia bằng những dấu hiệu sớm của bệnh:

Người bị bệnh tim có thể có 1 số dấu hiệu sau:

1. Khó thở, nhất là khi có gắng sức như lên cầu thang, đi bộ đường xa, sinh hoạt tình dục…

2. Đau ngực trái, có thể chỉ là cảm giác nghẹn nghẹn, hoặc cảm giác “hẫng” trong ngực, đau có thể chỉ xuất hiện khi gắng sức, cũng có thể ngay cả khi nghỉ ngơi.

3. Có thể phù chân, nhất là phù buổi chiều, cảm giác nặng chân, sáng đi dép lỏng chiều về chật chân.

4. Béo phì, làm sao quí vị biết mình béo phì?  chúng tôi xin mách cách như sau lấy cân nặng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao tính bằng mét dài, nếu trên 23 là bắt đầu thừa cân, và trên 25 là béo phì.

5. Có hút thuốc lá với số lượng trung bình trên 20 điếu mỗi ngày, thuốc lá làm tổn thương vi tuần hoàn rất sớm, rất nhanh và mạch vành tim cũng bị tổn thương rất nhiều.

6. Tím môi, tím móng chân, tím móng tay, biến dạng làm móng chân, móng tay bẹt nhiều.

7. Có cơn ngất trong tiền sử.

8. Hay hồi hộp đánh trống ngực.

9. Hay ngủ mê, bóng đè.

10. Gia đình có người cùng huyết thống bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp.

11. Đã có lần đi xét nghiệm và bác sĩ cho biết có tăng mỡ máu như tăng cholesteron, triglyceride.

12. Đã có chẩn đoán của chuyên khoa nột tiết là đái tháo đường.

13. Đã có hoặc và đang đau khớp, kèm viêm họng, điều này cần quan tâm nhiều hơn đối với trẻ em.

14. Hay bị viêm nhiễm hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, nhất là tái phát nhiều lần ở trẻ em.

15. Tình cờ đi khám thấy có tiếng tim lạ, tiếng thổi ở tim.

16. Gan to.

17. Các tĩnh mạch nông ở chân giãn nhiều.

18. Các đầu ngón chân hay tê lạnh, buốt

Những dấu hiệu trên đây không phải cứ thấy là có bệnh tim, nhưng nếu có bệnh tim là thường có một hoặc và nhiều dấu hiệu đó. Điều có ý nghĩa nhất dành cho các quí vị là nếu thấy có các dấu hiệu gợi ý trên, nên đến một thầy thuốc mà mình đặt niềm tin nhất khám và tư vấn. Làm như vậy có quá sớm không?, có vội vàng không?, có “phí” không?. Xin thưa hoàn toàn không và trái lại rất rất cần thiết và tiết kiệm, vì: nếu phát hiện thấy bệnh tim mạch thì vẫn còn cơ hội chữa khi chưa quá muộn.

Nếu hoàn toàn không thấy bệnh lý là điềun hạnh phúc nhất, các quí vị tạm thời yên tâm về tâm lý và bắt đầu cảnh giác với nó. Khẳng định lại một lần nữa là khám sức khỏe tim mạch lúc nào cũng hữu ích và tiết kiệm. Chúc các quí vị sức khỏe và hạnh phúc.

Những địa chỉ có thể tin tưởng để tư vấn về bệnh lý tim mạch, như Viện tim mạch quốc gia Việt nam, Viện tim thành phố Hồ Chí Minh.

Khu vực các tỉnh phía Bắc có quí vị có thể hỏi một trong các BS của Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên

 

BS Hoàng Sầm

TS BS Đỗ Hoàng Dương

Doctor SAMAN

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay