Cơ chế của sâm cau với yếu sinh lý ở nam giới
Link mua sp: https://yhocbandia.com/san-pham/ich-than-saman/
Còn gọi là ngải cau, tiên mao; Tên khoa học: Curculigo orchiodes Gaertn; Họ thực vật: Amaryllidaceae
1. Mô tả cây
Cây dạng cỏ cao 40 cm hay hơn, thân ngầm hình trụ dài. Lá hình mác hẹp hai đầu nhọn, dài 15-40 cm, rộng 12-35 cm, cuống dài 10 cm. Trông gần giống lá cau. Hoa màu vàng mọc thành từng cụm 3-5, không cuống trên một trục ngắn, nằm trong bẹ lá. Quả nang, thuôn dài 12-15 mm, hạt 1-4 phình ở đầu, phía dưới có một phần phụ hình liềm.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Sâm cau mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta. Còn thấy mọc ở cả Campuchia, Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Trung Quốc và Philippines. Một số vùng đào rễ về rửa sạch, thái mỏng phơi hay sấy khô làm thuốc. Không phải chế biến gì khác.
3. Thành phần hóa học
Sâm cau chứa các nhóm hợp chất Phenols and phenolic glycosides, Lignans and lignan glycosides, Triterpenes and triterpenoid glycosides, Flavones, Alkaloids, Polysaccharides, Aliphatic…
4. Cơ chế tác dụng của sâm cau với yếu sinh lý
– Liều 100 mg/kg/ngày của dịch chiết ethanol sâm cau làm tăng hành vi cương cứng dương vật (PEI) trên chuột 80.64 ± 7.1 so với đối chứng (uống gôm) 22.44 ± 3.1 [1].
– Liều 100 mg/kg/ngày của dịch chiết ethanol sâm cau làm tăng số lượng tế bào sinh tinh trùng và kích thước ống dẫn tinh trên chuột bạch [2].
– Đáp ứng cương dương được đánh giá bằng cách ghi liên tục áp lực cơ nang dương vật (ICP) và áp lực động mạch hệ thống (SAP). Tất cả dữ liệu được biểu thị theo tỷ lệ ICP: SAP. Tiêm tĩnh mạch dịch chiết sâm cau gây ức chế PDE 5 đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự cương cứng do kích thích thần kinh vùng chậu và tăng ICP: SAP theo cách phụ thuộc vào liều lượng, đạt được đáp ứng cao nhất sau khoảng 5 phút. Việc tiêm trực tiếp vào hang vị nồng độ 20-100 mg/kg cũng gây ra sự gia tăng ICP: SAP phụ thuộc vào liều lượng khi không có kích thích thần kinh vùng chậu.
– Dịch chiết sâm cau có tác dụng ức chết phosphodiesterase 5 (PDE5) mạnh và đặc hiệu, dịch chiết còn có thể gây giãn cơ trơn thể hang theo cơ chế độc lập với con đường NO/cGMP (Nitric oxide/cyclic guanosine monophosphate).
– Ở liều nồng độ cao thuốc có thể đóng vai trò như một chất tương tự như cGMP tương tác với các protein (ngoài PDE5) được điều hòa bởi cGMP (ví dụ protein kinase G). Trong khi con đường NO/cGMP được xem như là một trong những con đường sinh lý chính điều hòa chức năng cương dương, vai trò của các con đường khác chưa thể loại trừ. Những con đường liên quan đến những chất chủ vận receptor ghép cặp với Gprotein như PGE1 hoặc chất hoạt hóa adenylate cyclase (forskolin) có thể gây cương dương thông qua cAMP cũng được biết đến với vai trò gây giãn cơ trơn mạch máu. Khi ủ cơ trơn thể hang cô lập của người với nồng độ cao chiết xuất sâm cau (≥ 100 mg/kg), ghi nhận hiện tượng tăng tích lũy cAMP (catalyzing hydrolysis of cyclic (c) nucleoside monophosphates) nội bào có thể đây là tác dụng gián tiếp của chất ức chế PDE5. Điều này có thể giải thích rằng sự gia tăng cGMP có thể ức chế PDE3 và dẫn đến tích lũy cAMP và gây giãn cơ trơn.
Trên cơ sở dữ liệu sinh hóa và đáp ứng sinh lý từ nghiên cứu này, cần đánh giá lâm sàng về dịch chiết sâm cau trong điều trị rối loạn cương dương
5. Công dụng và liều dùng
Dùng làm thuốc bổ, chữa ho, trĩ, vàng da, tiêu chảy, đau bụng, lậu. Dùng ngoài giã nát đắp lên nơi ghẻ, lở loét. Dùng chữa phong tê thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, liệt dương. Uống trong: Mỗi ngày uống 6-12 g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu.
Tài liệu tham khảo
- Chauhan, N. S., Ch V. Rao, and V. K. Dixit. (2007). “Effect of Curculigo orchioides rhizomes on sexual behaviour of male rats.” Fitoterapia 78.7-8: 530-534.
- Chauhan, N. S., and V. K. Dixit.(2008). “Spermatogenic activity of rhizomes of Curculigo orchioides Gaertn in male rats.” Int J Appl Res Nat Prod 1.2: 26-31.
- Nie, Y., Dong, X., He, Y., Yuan, T., Han, T., Rahman, K., … & Zhang, Q. (2013). Medicinal plants of genus Curculigo: traditional uses and a phytochemical and ethnopharmacological review. Journal of ethnopharmacology, 147(3), 547-563.
- Đỗ Tất Lợi. (2014).Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.